top of page

"KHÔNG HỌC HOẶC BỎ ĐẠI HỌC, EM CÓ KHẢ NĂNG THÀNH CÔNG KHÔNG?"

“Không học hoặc bỏ đại học, em có khả năng thành công không?” “Có chứ! Nếu em đỗ được Harvard em có quyền bỏ đại học để thành công.”

Đây là một đoạn đối thoại mà mình cứ nhớ mãi. Nó là sự khẳng định về tầm quan trọng mà tri thức đem lại. Có lẽ là hơi muộn để mình nói những câu chuyện về vấn đề học hành này, nhưng mình nghĩ dù trước hay sau, nó vẫn đang là một vấn đề đáng để bàn tới.



Đợt rồi có một bạn nữ nho nhỏ TikTok có nói một câu như thế này: “ Chị học ngu nhưng mà chị kiếm ra tiền, còn hơn nhiều người 25 - 30 điểm nhưng không kiếm được đồng nào hết trơn ấy.” làm mình khá suy nghĩ. Câu chuyện không nằm ở việc bạn ấy nói đúng, hay nói sai vì nói cái gì đó là quyền của họ,điều mình nghĩ tới, đó là nếu ta thật sự sống chỉ vì “kiếm ra tiền”, vậy “kiến thức có thật sự quan trọng với chúng ta hay không?”


Để giải thích và làm rõ được điều này, mình muốn đề cập tới khái niệm về “kiến thức” “Tri thức hay kiến thức (tiếng Anh: knowledge) là những điều hiểu biết có được do từng trải, hoặc do học tập “(Theo Soha) Như vậy kiến thức nó không chỉ là kiến thức trên giảng đường, từ thầy cô giáo mà nó còn có thể có từ trải nghiệm cá nhân, từ đúc rút tri thức của chính bản thân mình. Xét trên nghĩa này, kiến thức có thể chỉ đơn giản là kinh nghiệm chỉnh ảnh sao cho đẹp để phục vụ công việc làm đẹp bản thân, nên thật sự kiến thức là một điều vô cùng quan trọng.


Tiếp theo đó, ta xét về góc độ kiến thức của 12 năm học, tất cả đều là những kiến thức nền quan trọng để phục vụ cho bản thân ta sau này. Mặc dù khó để nói rằng giáo dục Việt Nam còn nhiều bất cập, nhưng xét cho cùng nó vẫn là nền tảng của rất nhiều ngành học sau này như y học, công nghệ, kỹ thuật,... Tới đây, mình lại nhớ một đoạn nói trong cuốn Kafka bên bờ biển: “Ta hãy nhìn nhìn thẳng vào sự thật, các thầy cô giáo, về cơ bản, là một lũ ngu đần. Nhưng cậu phải nhớ điều này: cậu đang bỏ nhà đi. Có lẽ cậu sẽ chẳng còn cơ may đi học nữa, cho nên dù là muốn hay không, tốt nhất là cứ hấp thu bất cứ điều gì có thể trong khi cậu có cơ hội. Hãy trở thành giống như tờ giấy thấm và thấm hết vào. Sau này, cậu có thể hình dung ra cái gì nên giữ và cái gì nên trút bỏ.”


Câu nói thật sự đã thấu nỗi lòng của mình, trong những năm tháng đầu đời, đó là thời điểm ta - từ một tờ giấy trắng - dần dần hấp thu những kiến thức của nhân loại và sau đó phát triển lên những tri thức của riêng mình, vì vậy, không nên có những suy nghĩ ngắn hạn, thiển cận với suy nghĩ mình có thể kiếm tiền trước mắt mà bỏ quên suy nghĩ dài hạn về tương lai, sự nghiệp của bản thân.


Cuối cùng, gửi tới các bạn câu nói mà mình rất tâm đắc: “Đừng nhìn vẻ ngoài của sự vật mà khẳng định ý nghĩa của nó, để một người có thể thành công, thứ mà họ bỏ ra không chỉ có thời gian và công sức; mà còn có hàng giờ, hàng phút, hàng giây họ sẵn sàng học hỏi và tiếp thu kiến thức; dù ngay cả họ ở trên ghế nhà trường.”

6 views0 comments

Comments


bottom of page