top of page

Mơ mộng (Daydreaming) là chế độ mặc định của não bộ.

Bạn đã bao giờ đi bộ hoặc lái xe ở đâu đó và đến đích mà không có ký ức về cuộc hành trình không? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu, tại sao điều đó có thể xảy ra và ý nghĩa của nó là gì.


Bộ não con người phát triển để tập trung vào một thứ tại một thời điểm. Điều này cho phép tổ tiên của chúng ta săn bắn động vật, tạo ra các công cụ thời trang và bảo vệ bộ lạc của họ khỏi những kẻ săn mồi hoặc sự xâm lược của các nước láng giềng. Song song với nó, một bộ lọc về sự chú ý (Attentional System) đã phát triển để giúp chúng ta tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chỉ có những thông tin đủ quan trọng mới có khả năng phá vỡ suy nghĩ của chúng ta. Bộ lọc này chính là thứ thu hút sự chú ý của bạn khi bạn nghe ai đó nhắc đến tên mình trong một căn phòng đông người ngay cả khi bạn không biết những gì họ nói - hệ thống đang theo dõi các sự kiện ở cấp độ ý thức trước để đưa một số sự kiện đến tầng ý thức và bỏ qua những sự kiện khác. Đây là một trong những thành tựu nổi bật của bộ não con người, và sự tập trung này đã giúp chúng ta tạo ra lửa, xây dựng các kim tự tháp, tìm ra penicillin - một chất kháng sinh giúp chống viêm - và giải mã toàn bộ bộ gen của con người.




Nhưng một điều thú vị đã xảy ra trong quá trình phát triển đến thế kỷ hai mươi mốt: Rất nhiều thông tin và công nghệ phục vụ bộ não của chúng ta đã thay đổi cách chúng ta sử dụng nó. Càng ngày, chúng ta càng đòi hỏi hệ thống chú ý của mình tập trung vào nhiều thứ cùng một lúc, điều mà nó đã không được phát triển để làm. Đa nhiệm (multitasking) là kẻ thù của một hệ thống chú ý tập trung (a focused attentional system). Chúng ta nói chuyện qua điện thoại trong khi lái xe, nghe radio, tìm chỗ đậu xe, lên kế hoạch cho bữa tiệc sinh nhật của mẹ, cố gắng tránh các biển báo xây dựng đường và suy nghĩ xem trưa nay ăn gì. Chúng ta không thể thực sự nghĩ hoặc tham gia vào tất cả những điều này cùng một lúc, vì vậy bộ não của chúng ta chuyển từ cái này sang cái khác, mỗi lần với chi phí chuyển đổi sinh học thần kinh (neurobiological switching cost). Hệ thống này vốn không hoạt động tốt theo cách đó. Khi thực hiện một nhiệm vụ, bộ não của chúng ta hoạt động tốt nhất khi chúng ta bám sát nhiệm vụ đó.


“Chú ý đến một điều có nghĩa là chúng ta không nên chú ý đến điều khác. Bởi chú ý vốn là một nguồn lực hạn chế.”

Uni-tasking đang ngày càng khó hơn để làm. Thời đại thông tin bây giờ chôn vùi chúng ta trong đống dữ liệu - chúng đến với chúng ta từ mọi cách. Chúng ta bị làm phiền với nhiều thông tin hơn bất cứ khi nào trong lịch sử - tương đương với 175 tờ báo mỗi ngày, gấp năm lần thông tin chúng ta được tiếp cận trong ba mươi năm trước. Hàng loạt các thông tin khó phân biệt thật giả đến những bài phát biểu khó hiểu (jibber-jabber) đã đánh lừa hệ thống chú ý của chúng ta bởi vì nó là phần “mới” và hệ thống chú ý của chúng ta phát triển để trở nên nhạy cảm với sự mới lạ, và quen thuộc với bất cứ điều gì cũ. Đó là lý do tại sao bạn hầu như không nhận thấy tiếng kêu của tủ lạnh cho đến khi một người bạn đến chơi và nói về nó.


Đôi khi, khi ta nghĩ rằng mình đang chú ý, thật ra là ta chẳng chú ý điều gì.

Bạn đã bao giờ ngồi trong một chiếc máy bay hoặc tàu hỏa, chỉ nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ mà chẳng để nhìn thứ gì chưa? Bạn có thể thấy rằng thời gian trôi qua rất dễ chịu, không có ký ức thực sự về chính xác những gì bạn đang nhìn, những gì bạn đang nghĩ, hoặc cho một vấn đề cụ thể nào đó. Bạn có thể đã có một cảm giác tương tự trong lần gần nhất bạn ngồi bên bờ biển hoặc hồ nước, để tâm trí bạn lang thang và trải nghiệm cảm giác thư giãn mà nó đem đến. Trong trạng thái này, những suy nghĩ dường như di chuyển liền mạch từ cái này sang cái khác. Có một sự kết hợp các ý tưởng, hình ảnh trực quan và âm thanh của quá khứ, hiện tại và tương lai. Những ý nghĩ từ sâu bên trong - kết nối một cách “lỏng lẻo” những dòng ý thức rất giống như trạng thái giấc mơ vào ban đêm mà chúng ta gọi chúng là daydreams (mơ mộng ban ngày).


Trạng thái não đặc biệt này được đánh dấu bằng dòng chảy kết nối giữa các ý tưởng và suy nghĩ khác biệt, và không hề có một chút rào cản nào giữa các ý niệm và ý tưởng.. Nó có thể dẫn đến sự sáng tạo tuyệt vời. Chính sự phát hiện này - một mạng lưới não đặc biệt hỗ trợ lối suy nghĩ trôi chảy và phi tuyến hơn - là một trong những khám phá khoa học thần kinh lớn nhất trong hai mươi năm qua. Mạng lưới này tác động đến ý thức; nó “háo hức” chuyển não vào trạng thái lang thang (mind - wandering) khi bạn đang rảnh rỗi và nó cũng lấy đi ý thức của bạn nếu nhiệm vụ mà bạn làm đang trở nên nhàm chán. Nó xảy ra khi bạn thấy mình đã đọc một vài trang trong một cuốn sách (hoặc bài viết trên internet!) mà không quá hứng thú với nội dung, hoặc khi bạn đang lái xe trên một đoạn đường cao tốc dài và đột nhiên nhận ra rằng bạn đã đi qua đoạn đường mình cần đi. Nó cũng đã diễn ra khi bạn nhận ra rằng mới một phút trước bạn có chìa khóa trong tay nhưng bây giờ bạn không biết nó đang ở đâu. Bộ não của bạn ở đâu khi điều này xảy ra? Chà, nó đã trốn vào bên trong, không muốn tập trung hết sức vào thế giới bên ngoài.


Việc phát hiện ra chế độ lang thang (mind - wandering mode) trong tâm trí này đã không được nhận được tiêu đề trên các trang báo lớn nhưng nó đã làm thay đổi cách suy nghĩ của các nhà thần kinh học về sự chú ý . Mơ mộng hay lang thang trong tâm trí, giờ đây chúng ta đã hiểu rằng chúng là một trạng thái tự nhiên của bộ não. Điều này giải thích tại sao chúng ta cảm thấy rất sảng khoái sau khi nó xuất hiện, và tại sao những quãng nghỉ và giấc ngủ ngắn có thể giúp ta phục hồi như vậy. Xu hướng để hệ thống này tiếp quản mạnh mẽ đến mức người phát hiện ra nó - Marcus Raichle - đặt tên cho nó là chế độ mặc định (default mode) . Chế độ này là trạng thái não nghỉ ngơi, khi não của bạn không tham gia vào một nhiệm vụ có mục đích, khi bạn đang ngồi trên một bãi biển đầy cát hoặc thư giãn trên chiếc ghế dễ dàng của bạn với một ly rượu Scotch mạch nha và tâm trí của bạn lang thang từ thứ này sang thứ khác khác. Nó không hẳn chỉ là bạn suy nghĩ mông lung về nhiều thứ mà còn là việc thậm chí bạn không có một suy nghĩ gì.


Chế độ “tâm trí lang thang” hoàn toàn trái ngược với trạng thái khi bạn tập trung vào một nhiệm vụ nào đó - thứ chịu trách nhiệm cho rất nhiều thứ cấp cao mà chúng tôi làm mà các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho điều đó là “hệ thần kinh trung ương”.

Hai trạng thái não này kết hợp với nhau giống như một chiếc bập bênh. Khi một cái lên (về mặt kích hoạt thần kinh) thì cái kia sẽ xuống; nếu chúng ta ở chế độ này thì chúng ta không ở chế độ kia. Công việc của hệ thần kinh trung ương là ngăn bạn khỏi bị phân tâm khi bạn tham gia vào một nhiệm vụ, hạn chế những gì sẽ đi vào ý thức của bạn để bạn có thể tập trung vào những gì bạn làm và giúp chúng không bị gián đoạn.


Chế độ “tâm trí lang thang” thì ngược lại, nó chịu trách nhiệm cho những khoảnh khắc sáng tạo và sáng suốt nhất của chúng ta, và đôi khi nó còn giúp chúng ta có thể giải quyết các vấn đề mà trước đây dường như không thể giải quyết được. Bạn có thể đang đi dạo, mua sắm hàng tạp hóa hoặc làm một việc gì đó không đòi hỏi sự chú ý liên tục (chế độ mặc định trong tâm trí đã chịu trách nhiệm về chiếc bập bênh) và đột nhiên - "bùm" - câu trả lời cho một vấn đề khiến bạn bế tắc trong nhiều ngày đột nhiên xuất hiện. Chế độ “tâm trí lang thang” đã tạo ra các kết nối giữa những thứ mà trước đây chúng ta không xem là kết nối.


Tôi và Vinod Menon - người cộng tác cùng tôi trong nghiên cứu này - đã chỉ ra rằng công tắc được điều khiển trong một phần của bộ não gọi là “insula” - một cấu trúc quan trọng khoảng một inch nơi các thùy thái dương và thùy trán nối với nhau. Nếu mối quan hệ giữa hệ thần kinh trung ương và hệ thống “tâm trí lang thang” giống như một cái bập bênh, thì insula giống như một người trưởng thành giữ một bên để bên còn lại bay lên không trung.


Hiệu quả của kết nối này không đồng bộ với tất cả mọi người, đối với một số người chúng như một công tắc được bôi dầu trơn láng, và ở những người khác thì lại như một cánh cổng cũ rỉ sét. Nhưng công tắc này vẫn hoạt động, và nếu nó được yêu cầu chuyển đổi quá nhiều hoặc quá thường xuyên, chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi và hơi chóng mặt, như thể chúng ta đã thấy tắt - bật công tắc quá nhanh.


Neurons thần kinh là các tế bào sống với một sự trao đổi chất; chúng cần oxy và glucose để tồn tại và khi chúng hoạt động mạnh, chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi. Yêu cầu não chuyển sự chú ý từ hoạt động này sang hoạt động khác khiến não đốt cháy glucose và những loại nhiên liệu cần thiết để duy trì nhiệm vụ. Với loại dịch chuyển nhanh, liên tục khi chúng ta làm đa nhiệm sẽ khiến não bị đốt cháy nhiên liệu nhanh đến mức chúng ta cảm thấy kiệt sức và mất phương hướng chỉ sau một thời gian ngắn. Theo nghĩa đen, chúng ta đã làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng trong não. Điều này dẫn đến “sự thỏa hiệp” (compromises) trong hiệu suất của cả nhận thức và thể chất. Với một số công việc khác, việc chuyển đổi nhiệm vụ lặp đi lặp lại dẫn đến sự lo lắng, làm tăng mức độ căng thẳng do hormone cortisol trong não, từ đó có thể dẫn đến các hành vi giận dữ và thiếu suy nghĩ. Ngược lại, tiếp tục hoàn thiện công việc được kiểm soát bởi não trước (anterior cingulate)vân của hạch nền (striatum), và một khi chúng ta tham gia chế độ “thần kinh trung ương”, ta sẽ sử dụng ít năng lượng hơn đa nhiệm và thực sự làm giảm nhu cầu glucose của não.


Mỗi cập nhật trạng thái bạn đọc trên Facebook, mỗi tweet hoặc tin nhắn văn bản bạn nhận được từ một người bạn, đang “cạnh tranh” các nguồn lực trong não của bạn với những điều quan trọng hơn như “Có nên gửi tiền tiết kiệm vào cổ phiếu hoặc trái phiếu không?”, “Nơi nào bạn nên để lại hộ chiếu?” hoặc “Đâu là cách tốt nhất để hòa giải với một người bạn thân mà bạn vừa cãi nhau?”


Nếu bạn muốn làm việc hiệu quả, sáng tạo và có nhiều năng lượng hơn, khoa học cho rằng bạn nên sử dụng mạng xã hội tại một thời gian nhất định trong ngày.

Kiểm tra email trong suốt cả ngày làm việc cũng gây mất tập trung. Email của bạn nên được kiểm tra vào những thời điểm cố định (một email chưa đọc trong hộp thư đến của bạn có thể làm giảm chỉ số IQ hiệu quả của bạn xuống 10 điểm). Và nên làm gì để tăng sáng tạo? Điều này sẽ xảy ra một cách tự nhiên khi chúng ta hạn chế làm việc đa tác vụ và đắm mình trong một nhiệm vụ duy nhất trong một khoảng thời gian cố định, khoảng 30 - 50 phút. Và nếu thật sự muốn phát triển sự sáng tạo, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đi bộ ở nơi có nhiều cây xanh, tập thể dục hoặc nghe nhạc có thể kích hoạt chế độ “mind-wandering”.


“To work, perchance, to daydream.”

-----------

Mỗi chức năng trong bộ não sẽ giúp bạn thực hiện một công việc nào đó, và cách tốt nhất để có thể thực hiện tốt những công việc này là hiểu về não bộ và đưa nó tới những chức năng phù hợp. Hi vọng với bài dịch này mọi người sẽ hiểu hơn về cơ chế "daydream" và không còn cảm thấy bất lực mỗi khi bản thân "thả trôi" vào dòng suy nghĩ nào đó. Bởi đơn giản, "mơ mộng" vốn là cơ chế tự nhiên của não bộ mà ^^

-----------

Bài viết được dịch từ bài: "Daydreaming is Is the Brain’s Default Mode" của Daniel J. Levitin (19/08/2014)

42 views0 comments

Comments


bottom of page